Các nhóm đối tượng bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Nhóm 1

Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại

HOẶC

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đang hoạt động có đủ 3 điều kiện dưới đây

  • Có giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử (Nộp báo cáo thuế hàng tháng, quý)
  • Có hệ thống phần mềm kế toán.
  • Phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định

Các doanh nghiệp thuộc 2 đối tượng trên được sử dụng hóa đơn điện tử thông thường theo thông tư 32/2011/TT-BTC   (tức hóa đơn không có mã xác thực của cơ quan thuế).

* Chú ý: Tại thời điểm hiện tại do chưa ban hành thông tư hướng dẫn, các doanh nghiệp vẫn thực hiện việc đăng ký hồ sơ và sử dụng các mẫu thông báo theo thông tư số 32/2011/TT-BTC.

Hóa đơn điện tử được tạo lập ngay khi bán hàng, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Nhóm 2

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Nhóm 3

Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng

HOẶC

Hộ , cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ

phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nêu trên nhưng thực hiện kê khai thuế hàng tháng, quý với CQT, nếu có nhu cầu thì cũng được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.

Nhóm 4

Hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018 ở những thành phố lớn (5 thành phố trực thuộc trung ương). Việc thí điểm này sẽ được các cục Thuế địa phương thông báo đến từng đơn vị.

Nhóm 5

Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế ở trên nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

Như vậy có thể thấy Nghị định số 119/2018/ND-CP đã quy định khá rõ và chi tiết các đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử. So với Nghị định 51/2010/ND-CP và nghị định số 04/2014/ND-CP, Nghị định số 119/2018/ND-CP có xung, làm rõ về trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh cũng như tăng cường việc triển khai hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.