Nắm bắt, thay đổi hay đứng yên – tư duy đó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp hiện đã áp dụng CNTT trong các nghiệp vụ về nhân sự, kế toán, hành chính... Đơn cử như lĩnh vực Hải Quan, Thuế, Bảo hiểm đã sử dụng kê khai điện tử. Thay vì ôm từng chồng hồ sơ đến trực tiếp cơ quan chức năng như trước đây thì nay, chỉ cần một vài click, hồ sơ đã được gửi đến đúng địa chỉ của đơn vị quản lý.

Lĩnh vực tiếp theo được dự đoán sẽ thay đổi mạnh mẽ thời 4.0 là hóa đơn điện tử. Được triển khai từ 2011, sau 7 năm, có thể nói thị trường và khối doanh nghiệp trong nước đã hội tụ các yếu tố cần và đủ để tăng tốc, tiến tới thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy bằng hóa đơn điện tử.
 

Lựa chọn hóa đơn điện tử - Thay đổi để bắt kịp xu thế hay đứng yên chịu tụt hậu?

Tháng 9/2018, Nghị định 119/2018/NĐ-CP được ban hành quy định rõ hơn về nhóm đối tượng bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử. Đây được coi là một bước tiến của Chính phủ trong nỗ lực đưa công nghệ vào khối doanh nghiệp, đồng thời tiến tới mục tiêu: Đến năm 2020, khoảng 90% doanh nghiệp hay 90% hàng hóa lưu thông trên thị trường được áp dụng hóa đơn điện tử.

Các doanh nghiệp nếu chưa sử dụng hóa đơn điện tử thì phải có sự chuẩn bị ngay, nếu không muốn rơi vào thế bị động khi bị buộc chuyển đổi, ngừng sử dụng hóa đơn giấy.

Lợi ích của hóa đơn điện tử là dễ thấy và đã được nhắc đến nhiều trong một vài năm trở lại đây như: tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; giảm thiểu tình trạng giả mạo hóa đơn; thuận lợi cho công tác quản lý; gia tăng lợi ích với khách hàng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Không quá khi nói rào cản lớn nhất là tư duy cũ và tâm lý ngại thay đổi từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu muốn tồn tại, doanh nghiệp không thể giữ cách thức cũ, bởi việc thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy chỉ còn là vấn đề thời gian.

Doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn khi áp dụng hóa đơn điện tử

Với kinh nghiệm triển khai hóa đơn điện tử cho nhiều Doanh nghiệp lớn như: Bệnh viện 108, Siêu thị điện máy Pico, Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên, Stanley, ... đại diện của Công ty Cổ phần Công nghệ ITT nhận định băn khoăn khách hàng thường gặp gồm: thủ tục với cơ quan quản lý; tính bảo mật, thuận tiện khi sử dụng; khả năng triển khai hóa đơn điện tử trên hệ thống có quy mô lớn; khả năng tích hợp với các phần mềm quản lý hiện có của doanh nghiệp; tính năng phân quyền nhiều cấp độ, phù hợp mô hình, hệ thống của doanh nghiệp và khả năng lưu trữ hóa đơn lâu dài theo yêu cầu của cơ quan Thuế.

Để giải quyết các vấn đề trên, yếu tố quyết định là doanh nghiệp cần lựa chọn sản phẩm hóa đơn điện tử và nhà cung ứng uy tín, chất lượng phần mềm đảm bảo và có kinh nghiệm triển khai giải pháp phù hợp với doanh nghiệp mình. Đồng hành của đơn vị có chuyên môn, quá trình chuyển giao giữa cái cũ và cái mới, cụ thể là giữa hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn.

Câu chuyện về hóa đơn điện tử hay hóa đơn giấy là câu chuyện đã được định sẵn cái kết với phần thắng thuộc về bên hiện đại, tân tiến hơn. Có thể nói, thay đổi là tất yếu giữa bối cảnh thời cuộc và thị trường vận động không ngừng. Doanh nghiệp đứng trước áp lực phải nhanh nhạy nắm bắt xu hướng để không tụt hậu khi công nghệ thời 4.0 thay đổi như vũ bão. Hãy bắt đầu từ chính các yếu tố liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Hành động ngày hôm nay sẽ quyết định vị thế doanh nghiệp trong tương lai.