Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý so với Nghị đinh 51/2010/NĐ-CP:

Đối tượng áp dụng Hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31/10/2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP.

Hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng phải sử dụng Hóa đơn điện tử.

Thời gian áp dụng Hóa đơn điện tử

Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Hóa đơn chuyển đổi

Hóa đơn điện tử chuyển đổi thành chứng từ giấy (hóa đơn giấy) không có giá trị trong giao dịch, thanh toán mà chỉ để phục vụ để lưu trữ ghi sổ, theo dõi theo quy định trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo trên máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.

Loại hóa đơn điện tử

Ngoài hóa đơn GTKT, GTTT, hóa đơn điện tử còn bao gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, tem, vé, thẻ, phiếu thu điện tử …

Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan thuế được coi là hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử được tạo lập không phân biệt giá trị hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

Bộ tài chính có trách nhiệm thống nhất Định dạng file Hóa đơn điện tử.